Ở Đây Có 15 Cách Làm Nước Hoa Hồng Se Khít Lỗ Chân Lông
Cách làm nước hoa hồng se khít lỗ chân lông đâu có gì khó! Lỗ chân lông “hố bom” – một vấn đề về “nhan sắc” mà nhiều bạn đang gặp phải sẽ được xử lý gọn hơ. Tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây của Fox Cosmetics nè!
Cách làm nước hoa hồng se khít lỗ chân lông homemade
Cách làm nước hoa hồng se khít lỗ chân lông sao lại được nhiều người quan tâm quá vậy? Một là sản phẩm của “nhà làm” thì cũng phần nào yên tâm về nguyên liệu và độ an toàn. Hai là có hẳn một trường phái làm đẹp bằng đồ homemade đang “trỗi dậy” gần đây.
Nếu bạn đang có ý định gia nhập làn sóng chăm da từ các sản phẩm tự làm, đặc biệt là nước hoa hồng thì có thể tham khảo 15 công thức dưới đây nhé!
Cách làm nước hoa hồng bằng kỹ thuật ngưng tụ
Nguyên liệu:
– Cánh hoa hồng tươi, 20 – 30 cánh
– 2 chén nước sạch
– Một ít muối biển
– Một ít đá lạnh
Cách làm:
– Rửa cánh hoa hồng và ngâm một lát với nước muối.
– Xếp cánh hoa vào nồi, sau đó đổ thêm 2 chén nước vào.
– Đặt một cái đĩa lên lớp hoa hồng đã xếp.
– Đặt tiếp một cái chén lên đĩa để hứng nước hoa hồng ngưng tụ.
– Đậy nắp nồi theo hướng ngược lại, để nước hoa hồng ngưng tụ ở phần lõm của nắp sẽ rơi xuống chén.
– Nấu với lửa nhẹ 40 phút.
– Tắt bếp, chờ tinh chất hoa hồng ngưng tụ, có thể để vài viên đá lạnh lên nắp để nhanh hơn.
Thông tin: Ngưng tụ là cách điều chế nước hoa hồng có độ tinh khiết cực kỳ cao. Nhưng so với nấu cách thuỷ thì lượng nước hoa hồng ngưng tụ được có thể ít hơn một chút.
Cách làm nước hoa hồng bằng phương pháp nấu cách thuỷ
Nguyên liệu:
– Cánh hoa hồng tươi, số lượng 20 – 30 cánh
– 2 chén nước
– Một ít muối hột (muối biển)
Cách làm:
– Rửa sạch và ngâm cánh hoa hồng vào nước muối để loại bỏ bụi bẩn và thuốc hoá học.
– Xếp các cánh hoa vào chén (có khả năng chịu nhiệt), rồi cho vào nồi đã đổ đầy nước.
– Hấp cách thuỷ với lửa nhỏ trong khoảng 40 phút hoặc đến khi chén nước đổi màu hồng.
– Tắt bếp, chờ nước nguội rồi để nước hoa hồng vào chai để sử dụng.
Thông tin: Nấu hay hấp cách thuỷ là cách làm chín nguyên liệu bằng sức nóng của hơi nước. Bằng cách này, bạn có thể thu được tinh dầu hoa hồng tương đối tinh khiết.
Cách làm nước hoa hồng bằng tinh dầu hoa hồng
Nguyên liệu:
– Tinh dầu hoa hồng
– Rượu Vodka
– Nước cất
Cách làm:
– Pha 10 – 12 giọt tinh dầu hoa hồng tinh khiết (mua hoặc dự trữ sẵn) với một ít rượu Vodka.
– Pha hỗn hợp trên với nước cất để sử dụng như nước hoa hồng.
– Chiết vào chai, lọ nhỏ để sử dụng dần.
Thông tin: Bạn đang phải “chạy deadline” và không có thời gian chưng, hấp, nấu nước hoa hồng? Sử dụng tinh dầu hoa hồng là cách bạn có thể áp dụng.
Cách làm nước hoa hồng bằng cách nấu hoa cúc
Nguyên liệu:
– 50g hoa cúc khô
– 1/2 muỗng mật ong tự nhiên
– 1 muỗng Glycerin
– 200ml nước tinh khiết hoặc là nước cất
Cách làm:
– Rửa sạch hoa cúc rồi xếp vào chén có khả năng chịu nhiệt độ cao.
– Nấu sôi 200ml nước rồi đổ vào chén hoa cúc đã xếp.
– Đậy kín chén trong khoảng 15 phút.
– Lọc bỏ bã hoa cúc, chỉ giữ lại phần nước đã hoà quyện tinh chất từ cánh hoa tiết ra.
– Pha thêm mật ong và Glycerin là có thể sử dụng như nước cân bằng.
Thông tin: Nghe có gì đó “sai sai” khi nước hoa hồng nhưng lại làm từ hoa cúc? Thật ra, nước hoa hồng là tên gọi chung của nước cân bằng pH da. Nó có thể được làm từ hoa hồng, hoa cúc, nha đam, dưa leo, gạo,…
Giống như cách chúng ta đã mặc định từ “Google” là tìm kiếm thông tin trên Internet. Mặc dù đây là tên của một tập đoàn công nghệ kinh điển thì chính xác hơn.
Cách làm nước hoa hồng mix (pha) với mật ong
Nguyên liệu:
– Cánh hoa hồng tươi, số lượng 20 – 30 cánh
– 50ml mật ong nguyên chất
Cách làm:
– Thực hiện nấu cách thuỷ cánh hoa hồng như hướng dẫn ở phần trên.
– Pha mật ong vào nước hoa hồng và trộn đều để hỗn hợp hoà quyện vào nhau.
– Chiết ra chai để sử dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Thông tin: Theo tạp chí Healthline, mật ong không có tác dụng trị mụn “thần kỳ” như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, nó có khả năng kháng khuẩn và làm dịu tự nhiên. Do đó, mật ong có khả năng làm giảm sưng tấy ở các nốt mụn viêm.
Cách làm nước hoa hồng từ lá trà xanh
Nguyên liệu:
– 500g lá trà xanh
– Một ít đá lạnh
Cách làm:
– Ngâm lá trà xanh với nước muối loãng ít phút rồi để ráo.
– Xếp lá trà xanh vào nồi nước sạch.
– Đặt một cái dĩa hoặc khay hấp giữa nồi, rồi đặt lên trên một cái chén để hứng tinh chất.
– Lật ngược nắp nồi lại, sao cho phần chóp hướng xuống để khi tinh chất ngưng tụ thì rơi xuống đúng vào cái chén.
– Đun với lửa nhẹ hoặc vừa cho tới khi sôi.
– Đặt thêm vài viên đá lạnh phía ngoài của nắp nồi để quá trình ngưng tụ diễn ra nhanh hơn.
Thông tin: Theo cố vấn y khoa của tạp chí Healthline, Katherine Marengo thì trà xanh có công dụng trị mụn trứng cá và giúp phòng ngừa ung thư da. Do vậy, sự kết hợp giữa trà xanh và nước hoa hồng mang lại hiệu quả rất tốt cho da.
Cách làm nước hoa hồng từ lô hội (nha đam)
Nguyên liệu:
– Một vài lá nha đam tươi
– Nước tinh khiết
Cách làm:
– Gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần thịt trong suốt bên trong lá nha đam đem ngâm nước khoảng 5 phút.
– Xay nhuyễn nha đam.
– Lọc bỏ phần xác.
– Lấy dung dịch pha loãng với nước để dùng như nước hoa hồng hằng ngày.
Thông tin: Tạp chí Sức khỏe và Đời sống đã công bố phần thịt nha đam có công dụng rất tốt trong việc liền sẹo và giúp da mềm mại. Chúng ta thường thấy các loại gel dưỡng ẩm, mặt nạ làm từ loại thảo mộc này. Nhưng bạn có biết, nha đam còn có thể làm nước cân bằng nữa đấy.
Cách làm nước hoa hồng từ dung dịch giấm táo
Nguyên liệu:
– 100ml giấm táo nguyên chất
– 300ml nước sạch (nước cất càng tốt)
Cách làm:
– Pha loãng giấm táo với nước cất hoặc nước sạch với tỷ lệ 1 phần giấm : 3 phần nước.
– Cho hỗn hợp vào chai hoặc lọ để dùng mỗi ngày.
Thông tin: Với axit axetic và axit alpha hydroxy trong thành phần, giấm táo có tác dụng kháng viêm rất tốt. Trong làm đẹp, nó được ứng dụng để tẩy tế bào chết và loại bỏ dầu thừa trên da. Ngoài ra, trong bài viết này, bạn còn có thể dùng nước hoa hồng làm từ giấm táo để cân bằng pH da.
Cách làm nước hoa hồng từ trái dưa leo
Nguyên liệu:
– 1 trái dưa leo tươi
– 2 muỗng bột trà xanh
– 1 muỗng mật ong
– 200ml nước cất
Cách làm:
– Rửa sạch và xay dưa leo bằng máy ép hoặc máy xay sinh tố.
– Ép lấy nước từ hỗn hợp dưa leo xay nhuyễn.
– Đun sôi nước cất, tắt bếp rồi thêm vào bột trà xanh.
– Hoà tan hỗn hợp nước cất, bộ trà xanh và nước ép dưa leo rồi khuấy đều.
– Thêm mật ong lúc hỗn hợp đã nguội.
Thông tin: Bạn đang gặp vấn đề với da khô và nứt nẻ dưới thời tiết Việt Nam? Vậy hãy để nước hoa hồng từ dưa leo giúp cân bằng, cấp ẩm và làm dịu da trong thời gian ngắn nhé!
Cách làm nước hoa hồng từ nước gạo
Nguyên liệu:
– 100g gạo
– 300ml nước tinh khiết hoặc nước cất
Cách làm:
– Vo gạo với nước 1 – 2 lần cho sạch bụi bẩn.
– Xay nhuyễn gạo với nước tinh khiết đã chuẩn bị.
– Lọc lấy phần nước cốt, còn xác có thể dùng để đắp mặt.
– Đun sôi phần nước ép gạo khoảng 3 phút.
– Cho nước gạo (đã nguội) vào chai để sử dụng.
Thông tin: Đã bao giờ bạn thấy bà hay mẹ dùng nước vo gạo để rửa mặt và thắc mắc tại sao không? Bởi vì trong nước gạo có chứ các axit amin giúp tế bào tăng trưởng khỏe mạnh. Đặc biệt, nước gạo còn chứa chất chống oxy hoá và vitamin B làm da mềm mại và giảm nếp nhăn.
Cách làm nước hoa hồng từ cây diếp cá
Nguyên liệu:
– 500g rau diếp cá tươi
– 400ml rượu trắng
– 2 muỗng dầu oliu
Cách làm:
– Đem ngâm và rửa sạch rau diếp cá với nước muối pha loãng.
– Để rau ráo nước.
– Xay nhuyễn rau diếp cá cùng 200ml rượu trắng bằng máy xay sinh tố hoặc máy ép.
– Lọc lấy nước cốt rau diếp cá rồi hoà với dầu oliu.
– Cho hỗn hợp thu được cùng với 200ml rượu trắng còn lại.
– Chiết vào chai để dùng dần và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để được lâu hơn.
Thông tin: Diếp cá là loại rau dân dã được bán rất nhiều ở chợ và siêu thị. Mặc dù có mùi không mấy dễ chịu, nhưng tác dụng làm đẹp của loại cây này thì rất tuyệt. Ngoài làm nước cân bằng, bạn có thể làm mặt nạ và nước uống detox từ rau diếp cá.
Cách làm nước hoa hồng bằng cách nấu cây phỉ
Nguyên liệu:
– 200ml nước trà, tốt nhất là dùng nước trà xanh để nguội
– 100ml chiết xuất từ cây phỉ
– 1 muỗng gel nha đam
Cách làm:
– Cho tất cả nguyên liệu vào một cái chén để trộn đều.
– Dùng chai sạch để chứa nước hoa hồng từ cây phỉ.
– Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hằng ngày để cân bằng pH da.
Thông tin: Cây phỉ có tên tiếng Anh là Witch Hazel – một giống cây bụi, có hoa màu vàng. Chúng thường phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ. Thành phần của cây này có hàm lượng lớn Tanin. Đây là chất được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm giúp se khít lỗ chân lông.
Cách làm nước hoa hồng từ trái lựu đỏ
Nguyên liệu:
– 50ml nước ép lựu
– 100ml nước trà xanh
– 100ml nước cất
Cách làm:
– Hoà trộn các nguyên liệu trên lại với nhau trong một cái chén.
– Chiết vào chai xịt hoặc lọ để dùng và dễ bảo quản.
– Sử dụng hằng ngày như nước cân bằng hoặc xịt khoáng.
Thông tin: Trái lựu đỏ rất tốt cho da của mẹ bầu. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy trái cây này chứa chất chống oxy hoá nhiều hơn cả trà xanh hay việt quất. Vậy nên chúng giúp làm liền các vết rạn da ở bụng, chân tay lúc mang thai rất hiệu quả.
Cách làm nước hoa hồng từ tràm trà
Nguyên liệu:
– Tinh dầu tràm trà (dễ dàng mua được trên mạng), khoảng 15 giọt
– 50ml nước cất
– 50ml giấm táo
Cách làm:
– Cho tất cả nguyên liệu vào một cái chai sạch, có vòi xịt càng tốt.
– Lắc đều để hỗn hợp hoà quyện vào nhau.
– Sử dụng hằng ngày để cân bằng pH, ngừa mụn và thu nhỏ lỗ chân lông.
Thông tin: Có thời gian, tràm trà trở thành xu hướng trong ngành làm đẹp. Bất kỳ sản phẩm nào các hãng đều cố gắng đưa tinh chất này vào. Mặc dù xu hướng này đã tạm lắng, nhưng công dụng làm đẹp da của loại cây này thì không thể phủ nhận.
Cách làm nước hoa hồng từ chanh tươi và nước dừa
Nguyên liệu:
– 50ml nước dừa tươi
– 1 muỗng cà phê nước chanh
Cách làm:
– Pha các nguyên liệu lại trong một cái chai sạch.
– Lắc nhẹ đều nguyên liệu hoà quyện vào nhau là dùng được.
Thông tin: Trong dân gian có quan niệm bà bầu uống nước sẽ giúp em bé sinh ra có làn da trắng trẻo, mịn màng. Đây là quan niệm sai lầm, bởi vì màu da em bé phụ thuộc vào yếu tố di truyền nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với người lớn, nước dừa là nguyên liệu làm đẹp da rất tốt. Trong nước dừa có nhiều vitamin giúp làm sáng và mịn da.
Hiểu cho đúng: Nước hoa hồng nào phải thần dược!
Khi quá nhiều bài viết tâng bốc tác dụng của nước hoa hồng thì đâu là sự thật?
Bản chất của nước hoa hồng
Nước hoa hồng, nước cân bằng hay toner đều là một. Đây là dung dịch nhìn giống như nước nhưng có chứa nhiều Oxy và Hydro hơn. Ngoài ra còn có Axit, Glycerin, chất kháng viêm, chất chống oxy hoá,…
Đặc tính của nước hoa hồng là thẩm thấu nhanh qua da. Do đó có thể giúp da cấp ẩm, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ trị mụn, kháng viêm,…
Nhưng phải nói cho chính xác thì nước hoa hồng không có hiệu quả chuyên sâu và mạnh mẽ ở một công dụng nào cả. Nó không cấp ẩm tốt bằng xịt khoáng hay kem dưỡng ẩm. Nó không trị mụn “xịn” bằng kim trị mụn. Nó không làm sạch da mạnh bằng sữa rửa mặt hay nước tẩy trang.
Công dụng của nước hoa hồng
Ở Việt Nam, chúng ta thường gọi là nước hoa hồng, nhưng chính xác phải là nước cân bằng. Bởi vì công dụng chính của nó là cân bằng pH cho da.
Nếu như bạn chưa biết thì làn da có pH axit nhẹ là môi trường lý tưởng để ngăn vi khuẩn xấu sinh sôi. Đồng thời, đây cũng là điều kiện cho vi khuẩn tốt cho da phát triển. Các loại mỹ phẩm cũng chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trên nền da tương đối cân bằng.
Trong khi đó, nước máy và một số loại sữa rửa mặt có xu hướng kiềm mạnh (pH cao). Vậy nên rất cần dùng thêm nước cân bằng để đưa pH về lý tưởng cho da. Đó chính là nhiệm vụ của nước cân bằng hay nước hoa hồng.
Sử dụng nước hoa hồng sao cho đúng cách
Tần suất sử dụng nước hoa hồng tốt nhất là 2 lần: Sáng và tối. Thoa nước hoa hồng là bước thứ 3, sau khi rửa mặt và tẩy trang.
Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ nước hoa hồng thấm vào bông tẩy trang để phủ đều da mặt. Các vùng đặc biệt cần lưu ý là trán, mũi và cằm – vùng chữ T.
Ngoài ra, bạn có thể đổ nước hoa hồng ra lòng bàn tay rồi thoa lên da mặt. Sau đó, bạn dùng tay vỗ nhẹ để dung dịch thấm vào da nhanh hơn. Cách này sẽ giúp đỡ lãng phí do bị thấm một phần tinh chất vào bông tẩy trang.
Lưu ý quan trọng khi dùng nước hoa hồng
– Nước hoa hồng “nhà làm” không chứa chất bảo quản. Do đó, bạn nên làm với lượng vừa đủ dùng trong khoảng 2 tuần.
– Khi dùng xong, bạn nên cho vào tủ lạnh, ở ngăn mát. Nếu để ở bên ngoài quá 8 tiếng mà quên đóng nắp thì bạn không nên dùng tiếp vì có thể nước hoa hồng đã bị biến chất.
– Khi để trong tủ lạnh, bạn nên đậy kín và để ở chai nước hoa hồng ở khu đồ chín. Việc này nhằm tránh vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống bám vào.
– Nước hoa hồng không nên để tiếp xúc với ánh nắng, không khí hoặc nơi ẩm ướt.
3 câu hỏi phổ biến khi chế nước hoa hồng tại nhà
Khi bắt tay vào điều chế nước hoa hồng, có thể bạn sẽ băn khoăn:
Nước hoa hồng tự làm có thể để được bao lâu?
Thời gian sử dụng lý tưởng của nước hoa hồng “homemade” không thêm chất bảo quản là 2 tuần. Đây là thời gian tương đối, được đúc kết từ một số trường hợp. Thực tế, điều kiện bảo quản sẽ ảnh hưởng đến sự chênh lệch thời gian sử dụng.
Làm sao để kéo dài thời hạn sử dụng của nước hoa hồng “nhà làm”?
Bạn có thể thêm 1 muỗng cà phê rượu vào chai nước hoa hồng. Chất cồn trong rượu có thể hạn chế vi khuẩn phát triển. Theo ước tính, thời gian sử dụng có thể lên đến 30 ngày. Tuy nhiên, rượu sẽ làm khô da. Bạn nên cân nhắc điều này khi áp dụng cách trên.
Nước hoa hồng có tác dụng se khít lỗ chân lông không?
Một số thành phần trong nước hoa hồng chứa Vitamin A, C và cồn với nồng độ an toàn. Nhờ đó, nước hoa hồng có thể hỗ trợ se khít lỗ chân lông. Tuy vậy, bạn cần kết hợp với chế độ chăm sóc da khoa học và kiên trì. Đặc biệt là làm sạch bụi bẩn, bã nhờn mắc sâu trong lỗ chân lông.
Mỹ phẩm homemade đang dần chứng minh vai trò và sự lớn mạnh trong ngành công nghiệp làm đẹp. Tuy nhiên, bao giờ cũng cần có sự am hiểu trước khi bắt tay vào làm. Đó là tổng hòa của việc am hiểu làn da, am hiểu nguyên liệu và am hiểu công thức. Hy vọng những chia sẻ trong bài đã phần nào mang đến cho bạn một tips làm đẹp bổ ích.
Bạn có biết cách làm nước hoa hồng se khít lỗ chân lông nào hay ho khác không? Hãy chia sẻ cùng Fox Cosmetics nhé!
from Fox Website https://foxcosmetics.vn/cach-lam-nuoc-hoa-hong-se-khit-lo-chan-long/
Nhận xét
Đăng nhận xét